Trong một tỉnh của người Mizoram ở Ấn
Độ có một nhóm người Cơ Đốc, họ đã tìm ra được một cách để làm công việc của
Đức Chúa Trời. Khi một phụ nữ chuẩn bị nấu cơm cho gia đình, bà thường đong gạo
vừa đủ cho cả nhà ăn. Nhưng trước khi nấu số gạo này, bà đã nắm một nắm gạo đầy
để ra một bên, nắm gạo này bà để đến ngày thứ bảy, bà mang đến nhà thờ góp
chung với số gạo của các phụ nữ khác. Nhà thờ bán số gạo đó lấy tiền để sử dụng
cho những chương trình truyền giáo. Một trong số chương trình nầy là họ mua một
máy vi tính, máy này giúp cho người Mizo hoàn tất được việc dịch Kinh Thánh
sang tiếng bản xứ của họ.
Câu chuyện trên đem lại niềm vui cho
những người có ít tiền, dù nghèo khó, họ vẫn có thể bày tỏ tấm lòng dâng hiến
với khả năng ít ỏi của mình. Như câu chuyện người đàn bà góa trong Luca 21, bà
cảm thấy hạnh phúc khi đem dâng hai đồng xu nhỏ của mình mặc dầu bà biết những
người giàu dâng vào quỹ của đền thờ nhiều món tiền lớn, thì những phụ nữ Ấn Độ
nêu trên cũng có niềm hãnh diện về những nắm gạo của họ đã làm nên việc lớn cho
Tin lành. Đức Chúa Trời không quá quan tâm đến số lượng mà là tấm lòng của
người dâng hiến. Chúng ta có đủ can đảm để nói một cách chân thành rằng thời
gian qua chúng ta đã dâng hiến cho Chúa bằng tất cả tấm lòng chăng?
Ngày nay, cách lấy ra một nắm gạo
trước khi nấu cơm, là rất phổ biến, ước mong mỗi gia đình, mỗi Hội thánh, đều
có thể thực hiện những chương trình tương tự, không phải chỉ để chúng ta có
ngân sách làm nhiều công việc truyền giáo, mà quan trọng hơn, là để mỗi tấm
lòng tín hữu đều nhận thức được tinh thần dâng hiến cho Đức Chúa Trời, tinh
thần chia sẻ với đồng bào, đồng loại trong những khốn khó của họ. Mọi người đều
có thể đóng góp theo khả năng của mình, những người nghèo đều có thể trở nên
giàu có bởi tấm lòng hiến dâng và giúp đỡ.
“...
Và cơn rất nghèo khó của họ đã rải rộng ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình.”
(2
Cô rinh tô 8:2).
Sưu tầm.