Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

BA CÂU HỎI QUAN TRỌNG

Sống trên đời, mỗi người chúng ta đều gặp rất nhiều câu hỏi và tìm cách trả lời. Tuy nhiên không có câu hỏi nào quan trọng bằng 3 câu sau đây, vốn đã làm các triết gia và khoa học gia bối rối từ xưa đến nay. Chắc hẳn đôi khi chính bạn cũng băn khoăn về 3 câu hỏi ấy. Đó là

1) Con người từ đâu đến đây?
2) Con người sống trên đời nầy để làm gì?
3) Sau khi qua đời, con người sẽ đi đâu?


1. Con người từ đâu đến đây? Cho đến thời Trung Cổ, người ta vẫn tin rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ, và con người là trung tâm của quả đất. Nhưng ngày nay chúng ta biết quả đất chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ rộng lớn vô cùng, và con người còn nhỏ bé hơn nữa.

Đến giờ nầy khoa học chưa tìm ra sự sống ở nơi nào khác trong vũ trụ ngoài quả đất của chúng ta. Cho nên bạn thắc mắc: Thế thì con người từ đâu mà ra? Tại sao loài người và sinh vật chỉ có trên quả đất tí teo nầy? Là người biết suy luận và có đôi chút kiến thức khoa học, bạn không thể tin vào thuyết ngẫu sinh chủ trương rằng con người tự nhiên mà có. Tuy nhiên Thánh Kinh cho bạn câu trả lời. Sách Sáng thế chương 1, câu 1 viết như sau: “Ban đầu Thượng Đế dựng nên vũ trụ"1 và câu 26 cũng cùng chương ấy viết “Thượng Đế bảo: Chúng ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh chúng ta.”2

Như thế, chúng ta biết con người do Thượng Đế tạo nên chứ không phải tự nhiên mà có. Đấng tạo nên con người và tất cả sinh vật trên quả đất cũng là Đấng dựng nên vũ trụ bao la nầy. Trong không gian, vận tốc ánh sáng là 300.000 cây số một giây. Dù với vận tốc nhanh kinh khủng như thế ánh sáng cũng phải mất 8 phút để đi từ mặt trời đến trái đất, với khoảng cách là 153 triệu cây số. Một điều kỳ diệu là khoảng cách giữa mặt trời và quả đất là một khoảng cách vừa đúng để sinh vật sống còn. Nếu quá gần mặt trời chúng ta sẽ bị cháy tiêu, nếu quá xa chúng ta sẽ chết cóng vì lạnh. Ngẫu nhiên chăng? –Không phải đâu! Chính Đấng Tạo Hóa đặt để như thế.

Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết giới hạn vũ trụ là bao nhiêu. Với những viễn vọng kính tối tân nhất, chúng ta chỉ mới thấy được những ngôi sao cách chúng ta khoảng 20 tỉ năm ánh sáng mà thôi! Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là giới hạn của vũ trụ! Cho nên sự xuất hiện của con người trên địa cầu nhỏ bé duy nhất nầy giữa biển vũ trụ mênh mông gồm hàng trăm tỉ ngôi sao quả là một trong những điều mầu nhiệm vĩ đại trên đời mà các khoa học gia đến giờ nầy chưa giải thích nổi.

Đa-vít, một vị vua nổi tiếng của Do-thái xưa kia đã thốt lên như sau khi nhìn vũ trụ bao la, “Khi tôi nhìn bầu trời là công việc của tay Ngài, mặt trăng và các ngôi sao mà Ngài đã tạo nên, thì con người là gì mà Chúa lưu ý, con cái loài người là ai mà Ngài chăm sóc?”4 Một Thượng Đế cao cả vĩ đại, Đấng đã tạo dựng thế giới và vũ trụ bao la, lại chăm sóc đến một loài người nhỏ bé như chúng ta, điều đó cho thấy tình yêu thật sự vô hạn của Ngài.

2. Con người sống trên đời nầy để làm gì? Chưa ai rõ con người hiện diện trên quả đất bao lâu, nhưng kể từ khi nhân loại có lịch sử ghi lại bằng chữ viết (khoảng 5.000 năm nay) thì trong hơn 90% thời gian ấy, nghĩa là hơn 4.500 năm, con người luôn luôn chém giết nhau qua chiến tranh, giặc giã. Nghĩa là thời gian con người sống trong chiến tranh, chết chóc, nhiều hơn thời gian hòa bình. Hằng ngày chúng ta đọc báo chí thấy những cảnh giết người, khủng bố, thiên tai khắp nơi khiến cho đời sống con người đã ngắn lại càng ngắn thêm. Rồi bạn nhìn những người xung quanh bạn bon chen chạy theo vật chất, tranh dành địa vị, quyền lợi đến nỗi làm hại nhau. Bạn tự hỏi: Ý nghĩa cuộc đời là như thế à? Tại sao con người không thể đối xử tốt hay sống hoà thuận với nhau được?

Lời Thượng Đế dạy trong Thánh Kinh: “Hãy làm điều công chính và phải lẽ.”5 Thượng Đế đặt con người trên đất để thờ kính và phục vụ Ngài, không phải để chém giết nhau hay làm hại nhau. Ngài muốn con người cải tiến quả địa cầu mà Ngài đã tạo nên. Một lần nữa Thánh Kinh dạy thêm, “Hãy thực thi công bình cho kẻ cô thế và mồ côi; bảo vệ quyền lợi của người thấp kém và khốn cùng.”6 Đó là ý nghĩa cuộc đời. Đó là lý do để chúng ta sống trên đất nầy.

Một điều ít ai chối cãi: Cuộc đời nầy thật quá ngắn ngủi so với cõi vô tận! Mô-se, một vị lãnh đạo vĩ đại xưa kia của dân Do-thái viết, “Các năm tháng chúng tôi kết thúc trong tiếng khóc than. Đời chúng tôi dài lắm là 70 tuổi, còn nếu khỏe mạnh thì được 80, nhưng các năm tháng ấy đều đầy lao khổ.”8 Văn chương Việt Nam cũng đã cho thấy cảnh bấp bênh của đời sống qua câu ca dao,
“Đời người ví thể phù du,
Sớm còn tối mất công phu lỡ làng.”
Cho nên ý nghĩa đời bạn là gì? Bạn đã tìm thấy nó chưa?

3. Sau khi qua đời, con người sẽ đi đâu? Hằng ngày chúng ta quá bận rộn với cuộc sống nên ít có thì giờ để nghĩ đến cái chết và quên rằng mỗi một ngày qua đi đưa chúng ta gần đến điểm cuối của cuộc đời mình! Chỉ khi nào chứng kiến cảnh vĩnh biệt đau buồn của bạn hữu hay thân nhân thì chúng ta mới sực tỉnh và tự hỏi: Chúng ta qua đời rồi sẽ đi đâu nhỉ? Rồi bạn băn khoăn: “Chừng nào thì tôi sẽ gặp lại những người thân đã ra đi?”

Nhiều người cho rằng, “Chết là hết.” Tại sao?

—Vì rằng từ ngày có vũ trụ nầy, hàng bao nhiêu tỉ người đã sinh ra, sống tạm trên đất, rồi qua đời. Không một ai trở về bảo cho chúng ta biết bên kia phần mộ có gì. Tuy nhiên Thánh Kinh cho chúng ta thấy rõ những gì xảy ra sau cái chết: “Theo như đã định, mọi người phải chết một lần rồi chịu xét xử.”9 Thánh Kinh mô tả thêm, “Tất cả chúng ta đều phải trình diện trước Chúa Cứu Thế để chịu xét xử. Mỗi người sẽ nhận lãnh điều mình đáng lãnh do những việc mình đã làm trong thân xác, dù tốt hay xấu cũng vậy.”10 Một chỗ khác Thánh Kinh cho biết, “Thượng Đế sẽ phân xử mọi việc, cho đến việc làm lén lút, dù thiện hay ác cũng vậy.”11 Đó là những gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta qua đời. Thánh Kinh viết thêm về số phận những người bị trừng phạt sau khi ra trước toà án của Thượng Đế, “Những kẻ hèn nhát, kẻ vô tín, kẻ làm ác, kẻ giết người, kẻ dâm dục, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng và các kẻ nói dối thì chỗ ở của chúng là hồ lửa diêm sinh. Đó là cái chết thứ hai.”13 Như thế chết chưa phải là hết mà là phải ra trước toà án của Thượng Đế. Đồng thời chúng ta thấy có 2 cái chết: một về phần xác, và một về phần hồn nghĩa là chịu khốn khổ trong hỏa ngục. Cái chết phần xác là cái chết tạm, cái chết phần hồn là cái chết vĩnh viễn.

Sứ đồ Giăng cũng mô tả như sau về thiên đàng, nơi những người thuộc về Chúa tức những người không bị xét xử, sẽ sống, “Rồi tôi thấy trời mới, đất mới. Tôi cũng thấy thành thánh là Giê-ru-sa-lem mới từ thiên đàng của Thượng Đế xuống…Ngài sẽ lau hết nước mắt khỏi mắt họ; sẽ không còn chết chóc, buồn thảm, khóc lóc hay đau đớn nữa vì những việc cũ đã qua rồi. Thành cũng không cần mặt trời, mặt trăng chiếu sáng vì vinh hiển của Thượng Đế là ánh sáng cho thành và Chiên Con (Chúa Giê-xu) là đèn của thành.Các cổng thành không bao giờ đóng vì không có đêm ở đó nữa.”14 Đó là hình ảnh của thiên đàng, nơi Chúa và các con cái của Ngài sẽ cư ngụ. Như thế cuộc sống trên trần thế nầy là cuộc sống tạm, cuộc sống đời sau mới là cuộc sống vĩnh viễn.

Bạn có nhận thấy rằng hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều tìm hiểu về thế giới bên kia không? Tại sao?—Vì đa số con người bình thường đều tin rằng sau cái chết còn một cái gì khác nữa. Tuy nhiên không tôn giáo nào trình bày rõ ràng về các sự việc bên kia phần mộ bằng Thánh Kinh, lời của Thượng Đế, như bạn đã thấy trên đây.

* * *

Bạn thân mến, nếu trên đây là 3 câu hỏi lớn lao trong đời bạn thì giờ đây bạn đã biết câu trả lời, qua Thánh Kinh. Tất cả chúng ta đều có nhiều lựa chọn khi còn sống. Tuy nhiên có hai điều chúng ta không thể chọn: ngày sinh ngày chết của chúng ta.

Nếu chúng ta đã chuẩn bị rất nhiều cho cuộc sống tạm bợ trên đất nầy, chẳng lẽ chúng ta lại không chuẩn bị kỹ hơn cho ngày chúng ta lìa đời sao? Tôi tin rằng bạn rất muốn chuẩn bị.

Chuẩn bị cách nào? Một lần nữa Thánh Kinh vạch con đường cho chúng ta thấy, “Hiện nay không có sự xét xử nào cho những ai ở trong Cứu Chúa Giê-xu.”15 Nghĩa là những ai ở trong Cứu Chúa Giê-xu đều không phải chịu xét xử sau khi qua đời. Ai được ở trong Cứu Chúa Giê-xu? –Đó là những người đã đặt niềm tin nơi Ngài. Thánh Kinh viết, “Vì Thượng Đế quá yêu nhân loại đến nỗi đã hi sinh Con Một của Ngài (tức Chúa Giê-xu), để hễ ai đặt niềm tin vào Con ấy sẽ không bị chết mất nhưng được sự sống đời đời.”16 Chúa Giê-xu hi sinh cách nào?—Ngài hi sinh bằng cách chịu chết trên thập tự giá thay cho bạn và tôi.

Cho nên nếu bạn cũng như tôi là những người đang vấn vương bởi 3 câu hỏi quan trọng vừa nói, và mong muốn tìm ra ý nghĩa cho cuộc đời mình trên đất nầy để có được một sự an toàn trong đời tương lai thì bạn hãy đặt niềm tin mình nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu hôm nay. Đừng chậm trễ. Ngài đang trông chờ bạn. Bạn có thể trực tiếp đến với Ngài bằng lời cầu nguyện chân thành và vắn tắt:

Lạy Chúa Cứu Thế Giê-xu, con muốn được sự sống đời đời trong Ngài. Con xin đặt niềm tin nơi sự hi sinh cao cả của Ngài trên thập tự giá. Con muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa. Xin tiếp nhận con làm con của Ngài để con được vào nước thiên đàng của Ngài. Nhân danh Cứu Chúa Giê-xu, A-men.”

Nguồn: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam - Miền Nam

                           Trở lại Trang Tìm Hiểu Tin Lành.

BẢO HIỂM LINH HỒN

 Khi Howard Hughes, nhà tỉ phú Hoa kỳ từ trần năm 1976, ông để lại một tài sản khổng lồ hơn 3 tỉ mỹ kim. Theo báo chí tường thuật: Lúc được đưa khẩn cấp vào bệnh viện Houston, Texas trước khi chết, ông chỉ có một tấm khăn choàng trên người!

Lúc còn sống, Hughes là một trong số những người giàu nhất nước Mỹ. Ông có thể mua bất cứ thứ gì. Tuy nhiên có một thứ mà Hughes không mua được như bạn sẽ thấy dưới đây.
    Con người ở khắp mọi nơi, nhất là tại Hoa-kỳ, một quốc gia kỹ nghệ giàu có nhất thế giới hay sợ rủi ro. Muốn giảm thiểu mối lo ấy, người ta mua ‘bảo hiểm.’ Bảo hiểm là một dịch vụ vĩ đại và rất phát đạt tại Mỹ.
    Nói chung, bảo hiểm thường dùng để đề phòng những bất trắc, rủi ro mà sự thiệt hại, nếu xảy ra sẽ quá sức chịu đựng của mình.
   Người ta thường bảo hiểm những vật có giá trị mà phí tổn thay thế khá cao. Ngoài ra không ai biết trước được thời gian mà sự rủi ro xảy đến cho các vật ấy.
   Có điểm lý thú là: Người nào mua bảo hiểm trên đời nầy cũng đều hi vọng sẽ không bao giờ phải dùng đến nó vì có ai mong rủi ro xảy đến cho mình?
   Khi mua bảo hiểm, người mua phải trả một món tiền gọi là bảo phí (premium). Bảo phí tùy thuộc vào hai yếu tố sau:
    a.        Giá trị vật bảo hiểm càng cao, bảo phí càng đắt.
    b.        Rủi ro càng nhiều, bảo phí càng cao.
Những vật bảo hiểm thông thường là: 
    1. Xe cộ 
    2. Nhà cửa   
    3. Nữ trang, bảo vật      
    4.  Sức khỏe 
    5. Sinh mạng
   Trong năm loại vừa kể, bốn loại đầu tương đối có thể đền bù tương xứng vì dễ thay thế. Chỉ có sinh mạng là quí nhất, rất khó bồi thường thoả đáng vì người mua bảo hiểm cho mình thường thường không phải là người thụ hưởng số tiền bồi thường mà lại là một người khác vì số tiền nầy chỉ được trả sau khi người mua bảo hiểm qua đời.
   Tóm lại, bảo hiểm là trả một món tiền nhỏ (bảo phí) trong hiện tại để đề phòng khỏi một sự tổn hại lớn hơn trong tương lai.
  Ai cũng muốn bảo hiểm mọi thứ nếu có đủ tiền trả bảo phí. Tuy nhiên, có một thứ quí nhất, tồn tại lâu nhất, lại dễ mất nhất mà ít người quan tâm để mua bảo hiểm. Đó là LINH HỒN.  Vật ấy quí đến nỗi Chúa Giê-xu bảo rằng, “Nếu một người được cả thế giới mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Lấy gì mà đổi linh hồn mình lại?”1 Và linh hồn chính là thứ mà Howard Hughes không thể mua được, mặc dù ông rất giàu.
   Chân lý nầy rõ ràng, hiển nhiên như thế mà vô số người bằng lòng bảo hiểm tất cả mọi thứ ngoại trừ linh hồn họ.
   Bạn có nhận thấy rằng nhiều người chuẩn bị rất kỹ cho những cuộc du lịch hay nghỉ hè ngắn hạn, chứ còn chuyến viễn du đời đời sau khi chết thì hầu như ít ai suy nghĩ đến, nói gì đến việc chuẩn bị?
   Ta nên lưu ý điều nầy: Ngay cả hãng bảo hiểm cũng không thể biết chắc được lúc nào sự rủi ro sẽ xảy ra cho vật được bảo hiểm. Họ chỉ ức đoán nó sẽ rất ít khi xảy ra hay sẽ không xảy ra để họ có thể kiếm lời giữa số bảo phí mọi người đóng vào và số tiền bồi thường họ phải xuất ra.
   Thế nhưng đối với linh hồn, Thánh Kinh nói chắc chắn về ngày Xét Xử“Vì đã định cho mọi người phải chết một lần rồi chịu xét xử.”2 Và đây là phán quyết của Thượng Đế cho tất cả những ai bị xét xử, “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết.3
   Ai là người phạm tội? –Tất cả nhân loại, trong đó có bạn và tôi vì thánh Phao-lô viết, “Mọi người đều đã phạm tội.”4
   Như thế sự xét xử của Thượng Đế cho mỗi chúng ta là điều chắc chắn sẽ xảy ra, và phán quyết của Ngài cho những tội nhân như chúng ta cũng là điều chắc chắn. Đó là hai điều chắc chắn xảy ra sau một sự kiện chắc chắn khác: Cái chết. 
   Có khi nào bạn băn khoăn suy nghĩ đến ngày nào đó mình lìa đời mà không biết sẽ đi đâu và số phận bạn như thế nào khi phải đối diện với Thượng Đế?
   Nếu đây là nỗi lo âu thầm kín của tâm hồn bạn và bạn đang đi tìm lối thoát thì tôi khuyên bạn nên mua bảo hiểm linh hồn ngay đi để tránh thiệt hại lớn lao khi phải trình diện trước toà án của Thượng Đế. Thánh Kinh mô tả như sau về ngày ấy, “Tất cả chúng ta đều sẽ trình diện trước Chúa Cứu Thế để chịu xét xử. Mỗi người sẽ nhận lãnh điều mình đáng lãnh do những việc mình đã làm trong thân xác nầy, dù tốt hay xấu cũng vậy.”5
   Bạn sẽ hỏi, “Bảo phí cần phải trả để bảo hiểm linh hồn tôi là bao nhiêu?” Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên vì nó quá rẻ và không khi nào tăng giá như các loại bảo phí khác trên đất nầy. Thánh Kinh viết, “Ai đặt niềm tin vào Chúa Cứu Thế sẽ không bị chết mất nhưng được sự sống đời đời.”6
   Thế thì bảo phí là gì? – TIN. Dễ quá phải không bạn? Thượng Đế không đòi bạn phải trả bảo phí cho Ngài bằng công khó, tiền bạc, hay bất cứ vật gì khác. Ngài chỉ cần bạn có lòng tin. Một bảo phí rẻ như thế mà có vô số người vẫn khăng khăng không chịu bảo hiểm cho linh hồn mình. Họ cố bám lấy những của cải họ có trên đời như thể chắc chắn lắm.
   Ngọn sóng thần khủng khiếp vào tháng 12 năm 2004 giết hại hơn 200.000 sinh mạng trong vòng vài giờ và trận bão Katrina vào cuối mùa hè năm 2005 tiêu diệt gần trọn thành phố New Orleans ở Mỹ, giết hàng ngàn người và phá hủy trọn tài sản của hàng trăm ngàn người cho thấy cuộc sống trên trần thế nầy vô cùng bấp bênh. Những hình ảnh kinh khiếp ấy vẫn còn hiện rõ trong trí óc chúng ta. Thật đúng như ca dao xưa kia đã nhận xét:
                  “Đời người ví thể phù du,
                  Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng.”
   Thánh Kinh nói rõ từ ngàn xưa, “Chúng ta không mang gì khi chào đời, thì khi lìa đời cũng sẽ không mang gì theo được.”7
  Gióp, một người giàu nhất Đông Phương thời xưa cũng đã nói, “Tôi trần truồng khi lọt lòng mẹ, lại cũng trần truồng mà về.”8 Gióp thốt lên những lời đắng cay nầy sau khi ông mất tất cả của cải và con cái trong vòng một ngày! Điều xảy ra cho một người tốt như Gióp cũng có thể xảy ra cho mỗi chúng ta.
    Thật ra bảo phí mà Thượng Đế đòi bạn phải trả rất cao nhưng Chúa Giê-xu đã trả thế cho bạn bằng chính mạng sống Ngài trên cây thập tự rồi. Thánh Phi-e-rơ cho chúng ta biết, “Chúa Cứu Thế đã gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây thập tự… và nhờ những lằn đòn Ngài đã chịu mà chúng ta được chữa lành.”9
    Thánh Phao-lô viết như sau để chia xẻ kinh nghiệm của chính cá nhân ông, “Đây là lời chắc chắn, đáng tin nhận hoàn toàn: Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến trong thế gian để cứu tội nhân, trong số đó ta là tội nhân xấu nhất.”10 Bạn thấy đó, một ông thánh mà tự nhận rằng mình là tội nhân xấu nhất đã được Chúa cứu. Còn bạn và tôi thì sao? Chắc hẳn chúng ta còn cần được Ngài cứu khẩn thiết hơn cả thánh Phao-lô nữa phải không, thưa bạn?
    Vì bảo phí đã được Chúa Giê-xu trả cho bạn rồi, giờ đây bạn phải làm gì? -- Bạn chỉ việc nhận tấm chi phiếu ghi tên bạn do Chúa Giê-xu bảo lãnh trình cho Thượng Đế để chứng minh rằng bạn bằng lòng mua bảo hiểm cho linh hồn mình.
   Bạn có biết rằng khi linh hồn bạn đã được bảo hiểm thì bạn sẽ thấy an tâm hơn để sống trên đời nầy không? Chắc bạn đã từng trải cảm giác lo âu, sợ sệt khi lái chiếc xe mới mà chưa đóng bảo hiểm? Đó là một cảm giác lo sợ, băn khoăn không biết lỡ tai nạn xảy ra thì sao. Nhưng khi đã đóng bảo hiểm rồi thì mối lo âu vơi dần vì bạn đã trút mối lo cho hãng bảo hiểm.
   Tác dụng của bảo hiểm linh hồn cũng tương tự. Với bảo khế do Chúa Giê-xu chứng nhận, Thượng Đế sẽ xem bạn như là người vô tội trước toà án của Ngài vì Thánh Kinh đảm bảo, “Hiện nay những ai ở trong Chúa Cứu Thế sẽ không bị kết tội nữa.”11
   Thông thường người mua bảo hiểm phải nhận thức hai điều:
    1.        Có một nhu cầu.
    2.        Sự thiệt hại, nếu xảy ra, sẽ rất lớn so với khả năng chịu đựng của mình.
   Xin phép hỏi bạn: “Bạn có cảm thấy cần phải bảo hiểm linh hồn mình không?” Nếu bạn đáp “không” thì có nghĩa là:
     a)  Bạn cho linh hồn mình chẳng có giá trị gì, hoặc
     b)  Bạn đã được một hãng bảo hiểm khác che chở đầy đủ rồi.
    Câu trả lời a) có lẽ không đúng với bạn vì chỉ có người thiếu trí phán đoán mới cho linh hồn mình không có giá trị gì. Thượng Đế muốn cứu con người chỉ vì Ngài quí linh hồn chúng ta.
   Còn nếu bạn bảo rằng bạn đã được hãng bảo hiểm khác lo hộ rồi thì xin hỏi đó là hãng nào vì Thánh Kinh viết, “Ngoài Chúa Giê-xu ra không ai có thể cứu con người được. Danh Ngài là quyền năng duy nhất trên thế gian đã được ban để cứu con người. Chúng ta phải nhờ Ngài mới được cứu.”12 Chính Chúa Giê-xu cũng nói, “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Ta là con đường duy nhất dẫn đến Thượng Đế.”13
   Khi Chúa Giê-xu tuyên bố những lời táo bạo như thế thì Ngài chỉ có thể thuộc vào một trong hai hạng:
    1.        Ngài là một tên đại bịp, dám tuyên bố những lời không thật, hoặc
    2.        Ngài quả là chân lý.
     Lịch sử nhân loại hơn 2.000 năm qua với hàng trăm triệu cuộc đời của những người trên thế gian được biến đổi từ xấu ra tốt, từ thất bại qua thành công khi họ đặt niềm tin nơi Ngài, chứng tỏ Chúa Giê-xu không phải là người bịp bợm mà Ngài quả là chân lý.
    Trước khi dứt lời tôi xin phép hỏi bạn mấy câu:
    1.        Linh hồn bạn có giá trị gì không?
    2.        Bạn đã bảo hiểm nó chưa?
    3.        Ai bảo hiểm cho bạn?
    Nếu chưa có bảo hiểm cho linh hồn thì bạn có bằng lòng bảo hiểm hôm nay không? Thánh Kinh xác nhận rằng bảo khế của bạn là Đức Thánh Linh vì “Đức Thánh Linh chứng nhận rằng chúng ta là con cái Thượng Đế.”14
   Như thế, muốn bảo hiểm linh hồn, bạn cần TIN Chúa Giê-xu để Ngài trả bảo phí cho bạn, nhờ Đức Thánh Linh làm bảo khế cho bạn, và Thượng Đế làm công ty bảo hiểm của bạn. Quyết định là ở bạn. Không nên trì hoãn vì nếu bạn cố bám víu vào của cải đời nầy thì hãy nghe lời Chúa Giê-xu cảnh cáo, “Nếu đêm nay mạng sống anh bị lấy đi thì những của cải ấy sẽ thuộc về ai?”15
    Còn nếu bạn muốn trở về với Thượng Đế, nhờ Chúa Giê-xu bảo hiểm cho linh hồn mình thì Ngài đang giang tay chờ đón bạn. Chính Ngài đã kêu gọi, “Hỡi những ai đang mệt mỏi và nặng gánh, hãy đến cùng ta. Ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ.”16 Và Ngài cũng nói thêm, “Ta không bao giờ xua đuổi người đến cùng ta.”17
    Còn lời mời nào ân cần hơn nữa, thưa bạn? Hãy đáp ứng lời mời của Ngài hôm nay đi để linh hồn bạn được bảo hiểm.
*     *     *
Bạn thân mến,
     Sau khi đọc tham luận nầy, nếu bạn cảm thấy cần được bảo hiểm linh hồn, thì bạn có thể cầu nguyện như sau cùng Chúa Giê-xu:
     Lạy Chúa Giê-xu, con muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của con. Con muốn linh hồn con được bảo hiểm qua sự hi sinh của Ngài trên thập tự giá. Xin Ngài tiếp nhận con làm con của Ngài.
    Nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, A-men.

Nguồn: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam - Miền Nam
                                                 

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

BỨC TRANH ĐỜI NGƯỜI

     Đời người thật ngắn ngủi! Ngắn ngủi mà lại nhọc nhằn, buồn nhiều hơn vui, cực nhiều hơn sướng. Vĩ nhân của nước Do Thái là Môise, đã than thở về đời sống rằng:
“Sự kiêu căng của nó chỉ là lao khổ và buồn thảm, vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi” (Thi Thiên 90:10).

Căn cứ vào Kinh Thánh, là Lời của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại, chúng ta có được bốn bức tranh về cuộc đời của con người:

1. Tội lỗi theo đuổi
2. Sự chết chờ đợi
3. Thì giờ qua mau
4. Được cứu rỗi hay hư mất.

Đó là những chặng đường mà cả nhân loại phải trải qua để đến nơi hạnh phúc đời đời, hay đến chốn hình phạt mãi mãi.

TỘI LỖI THEO ĐUỔI

Trong đời không có gì kinh khiếp bằng tội lỗi. Tội lỗi đã làm cho lòng người bại hoại, gia đình tan nát, nhân loại điêu linh. Tội lỗi làm cho chúng ta mất phước. Tội lỗi như một vực sâu không đáy phân rẽ chúng ta với Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta ví sánh tội lỗi giống như một con cọp rình mồi. Như khi Chúa cảnh cáo Ca-in, Ngài phán: “Còn như ngươi chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm” (Sáng Thế ký 4:7). Tội lỗi đuổi theo con người chẳng khác nào một ác thú, và nó sẽ theo kịp mỗi người vì “mọi ngườiđều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời... Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không”(Rôma 3:23,10).

Trước mặt Đức Chúa Trời, ông vua cũng như dân, nhà triệu phú cũng như kẻ bần cùng, thì “linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết”  (Êxêchiên 18:4).

Tuyệt vọng rồi chăng?

Xin bạn cũng đừng lầm tưởng rằng nhờ tiền bạc mà bạn thoát được tội lỗi. Trái lại, chính sự mê tiền bạc là cội rễ mọi điều ác. Kinh Thánh cảnh cáo kẻ giàu rằng: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời”  (Mác 10:25). Ngay cả khi khi bạn tu thân tích đức, ăn chay ép xác, hay tuân hành các điều luật của một tôn giáo ... cũng không giúp bạn thoát được tội lỗi và hậu quả kinh khiếp của nó, vì sự công bình của con người chỉ là một chiếc áo dơ trước mặt Đức Chúa Trời. Trong lúc đó thì lòng người lại đầy dẫy “sự không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ, ghen ghét, chẳng tin kính, kêu ngạo, thờ hình tượng, phù phép ...” (Rôma 1:29, Galati 5:19-20).

Ngày xưa, một nhân vật nổi tiếng là Phaolô đã từng hãnh diện về đời sống đạo đức của mình. Nhưng ngay khi nhận biết Chúa Giê-xu, ông cũng biết rõ về tội lỗi của mình và than rằng: “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rôma 17:24).

SỰ CHẾT CHỜ ĐỢI

Sự chết là hậu quả của tội lỗi. Mọi người đều có tội nên mọi người đều phải chết. Theo Kinh Thánh, chết là phân rẽ. Hiện nay tâm linh của chúng ta đang chết. Vì tội lỗi phân rẽ chúng ta khỏi Đức Chúa Trời, là nguồn sự sống. Đó là lý do nhiều người cảm thấy tâm linh mình trống rỗng và buồn chán. Rồi một ngày nào đó, thân thể của chúng ta sẽ chết, tức là linh hồn phân rẽ khỏi thân thể. Và cuối cùng, chúng ta sẽ chết đời đời cả phần thể xác lẫn phần hồn linh của nơi hình phạt, tức là bị phân cách vĩnh viễn khỏi Đức Chúa Trời.Năm nay mất mùa còn mong năm tới được mùa. Song sau sự chết là sự phán xét không thay đổi của Đức Chúa Trời, như KinhThánh cho biết rằng: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hêb 9:27). Sự phán xét đó đưa người ta đến nơi chịu hình phạt đời đời, còn gọi là hỏa ngục. Dầu Đức Chúa Trời rất yêu thương, nhưng cũng rất công bình, nên phải phạt người không chịu ăn năn tội, không tin nhận Chúa Giê-xu làm cứu Chúa của mình.

Mọi người đều đang bị tội lỗi hành hại, chế ngự và luôn sống trong đau đớn, bất an. Vì thế, con người tìm mọi cách để được giải thoát. Nhưng con người đã hoàn toàn thất bại, lòng chúng ta vẫn đầy tội lỗi và hỏa ngục vẫn chờ đợi chúng ta ở bên kia sự chết. Người phạt người có nặng lắm là khổ sai, có lâu lắm là chung thân, đến chết là hết; song Trời phạt người thì cả linh hồn và thân thể phải chịu đau khổ suốt ngày đêm cho đến đời đời vô cùng.

“... địa ngục là nơi sâu bọ... chẳng hề chết và nơi lửa chẳng hề tắt... (Mác 9:47-48). “Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa” (2 Tês 1:9).

“Còn những kẻ hèn nhát, chẳng tin, đáng ghê tởm, giết người, gian dâm, tà thuật, thờ thần tượng, và tất cả những kẻ nói dối, thì phần của chúng là hồ có lửa và diêm sinh rực cháy. Đó là sự chết thứ hai”  (Khải huyền 21:8).

THÌ GIỜ QUA MAU

Mỗi ngày qua là mỗi bước chân đưa nhân loại đến gần sự chết và sự khổ hình đời đời. Dầu muốn hay không, bạn cũng phải bước đến chỗ đó. Điều đáng kinh khiếp là bạn không thể tránh được chỗ ấy.

Xin bạn xem bức tranh thứ ba:

Trên rừng có cọp đuổi theo, ở dưới có cá sấu há mồm chực sẵn, con người phải đeo lủng lẳng ở giữa như chuông treo chỉ mành. Thế mà có hai con chuột một trắng, một đen, cứ thay nhau cắn sợi dây. Hai con chuột ấy chỉ về ngày và đêm thay nhau rút ngắn cuộc đời của bạn. Hết ngày lại đêm, hết đêm lại ngày khiến cho đời người qua mau như bóng câu qua cửa sổ. Trước cảnh tượng hãi hùng đó, hãy lắng tai nghe tiếng kêu la kinh khiếp của tội nhân: “Tôi phải làm chi cho được cứu rỗi?”, “ Khốn nạn cho tôi, ai sẽ cứu tôi?”

Chúa yêu thương muốn cứu bạn ra khỏi tình trạng kinh khiếp đó.

Hoàn toàn tuyệt vọng.

ĐƯỢC CỨU RỖI HAY BỊ HƯ MẤT

Chúc tụng Đức Chúa Trời, vì chỉ một mình Ngài, Đấng Tạo Hóa toàn năng, có quyền cứu rỗi con người. Cảm tạ Đức Chúa Trời, vì Ngài yêu thương con người, tạo vật của Ngài, và ban ơn cứu rỗi cho họ.

Ơn cứu rỗi đó đã được Đức Chúa Trời hoạch định tổ phụ của loài người, là Ađam và Êva, nghe theo lời của ma quỉ, sinh lòng kiêu ngạo và phạm tội với Đức Chúa Trời. Và hậu quả của tội lỗi là sự chết. Hơn hai ngàn năm trước đây, vào đầu công nguyên, ơn cứu rỗi đó đã được thực hiện qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ngài đã chịu chết để gánh thay bản án tội lỗi của con người. Nhưng Ngài đã sống lại và về trời, chứng tỏ Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Thập tự giá của Chúa Giê-xu là phương cách duy nhất, là chiếc cầu bắt ngang qua vực sâu tội lỗi và sự chết, là con đường dẫn tội nhân về cùng Đức Chúa Trời, là bí quyết thoát khỏi tội và thắng hơn tội.

Trước đây khá lâu tôi có nghe một câu chuyện cảm động. Tại một thành phố kia có hỏa hoạn vào ban đêm. Trên tầng lầu thứ ba có bốn cha con đang ngủ. Khi giựt mình tỉnh dậy, thì họ không thể xuống được, vì lửa đã cháy từ tầng dưới. Họ cần trổ mái nhà, lên nóc để tìm con đường thoát. Họ nhìn thấy dãy nhà bên cạnh không bị cháy. Nhưng giữa hai nhà có một khoảng trống độ hơn một thước. Đó là con đường duy nhất để họ thoát thân. Người cha nhảy qua một mình, nhưng không thể mang con theo. Lòng yêu con như trời cao bể rộng không cho phép ông tự cứu mình mà để cho ba con phải chết. Lửa cháy mau quá, chẳng mấy chốc lửa đã đến gần họ.

Bấy giờ người cha chỉ còn một cách là hy sinh cứu con. Ông đem toàn lực bám các ngón chân vào tường bên này, rồi ngã mình qua bên kia, lấy hai tay bám chặt vào tường, dùng chính thân mình làm cái cầu bắt ngang. Ông kêu các con: “Các con ơi, mau bò qua”. Hai con lớn tuy sợ lắm nhưng đã qua được, chỉ còn đứa nhỏ nhất không dám bò qua. Ông hối thúc: “Con ơi, mau lên, mau lên! Sức của Ba không thể chịu lâu hơn nữa!” Tội nghiệp! Khi em ấy vừa qua xong, thì ông mỏn hơn phải buông thả tay chân mà chết.

Anh chị em ơi, Chúa Giê-xu đã bằng lòng giáng thế và chịu chết trên cây thập tự. Vì sao Chúa phải chịu như thế? Vì anh em và tôi, để cứu chúng ta khỏi tội lỗi, khỏi hình phạt đời đời của hỏa ngục.

Nếu anh chị em cố ý từ chối Ngài, thì không có phương cách nào chuộc tội lỗi nữa. Xin anh chị em nghe Lời Chúa phán:

“Ai tin Con (Chúa Giê-xu) thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy” (Giăng 3:36).

“Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta nhờ đó mà được cứu” (Công vụ 4: 12).

“Nếu ta còn trễ nãi sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?” (Hêbơrơ 2:3).

“Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống là điều kinh khiếp thay!” (Hêbơrơ 10:31).

Bây giờ anh chị em đã thấy bốn bức tranh vẽ rõ đời mình, nên xin anh chị em hãy chọn lựa, vì cơ hội được cứu rỗi chính là ngay hôm nay, và có lời Chúa hứa rằng:

“Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như lông chiên” (Êsai 1:18).

Ngay giờ này, anh chị em hãy ăn năn tội lỗi mình và thành thật thưa với Chúa:

“Chúa Giê-xu ôi, xin Ngài cứu con! Con thành thật tin nhận Ngài là cứu Chúa của con. Xin Chúa tha tội cho con, cứu rỗi con và tiếp nhận con làm con cái của Ngài. Con rất cám ơn Chúa. Con cầu nguyện nhơn danh đức Chúa Giê-xu. Amen!”.

Nguồn: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam - Miền Nam

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

VỀ ĐÂU?


26/04/2012

Một chiếc xe bít bùng chạy qua... ngoại trừ tài xế và mấy anh lính hộ tống, không một ai trên xe biết mình sẽ đi về đâu. Họ ngồi đó mà không thấy được ánh sáng và các sinh hoạt đang diễn ra bên ngoài. Họ chỉ biết hiện tại mình còn sống, còn ý thức, cảm xúc... nhưng tương lai thì nằm ngoài tầm tay... vì họ là những tù nhân!

Không ai muốn mình ngồi trên xe đó cả. Vâng! Đúng thế, ngồi trên một chiếc xe như vậy thật đáng sợ vô cùng.

 Tôi nghĩ đến câu nói: "Đời người là một chuyến du hành". Nhìn lại đời mình, tôi cảm thấy lo lắng vì trong chuyến du hành đó, thực sự tôi không biết chiếc xe cuộc đời mình sẽ đi về đâu?! 'Bến đỗ' là bến nào? Đó có phải là nơi tôi muốn đến hay không? Không có lời giải đáp. Dù tôi tránh né hoặc không quan tâm đến chuyện đời sau, chỉ mải lo cuộc sống hiện tại, nhưng tôi biết -và mọi người đều biết- một định luật chắc chắn không thể tránh khỏi: đó là cái CHẾT.

Tôi sẽ phải chết, bất cứ lúc nào, tôi không biết. Không thể tự trấn an bằng ý tưởng "chết là hết!" được. Những ngày cúng giỗ, lễ truy điệu, tưởng niệm, nghi thức lễ tang... đã xác nhận rằng mọi người đều hiểu "chết không phải là hết". Một cây nhang cắm ở bàn thờ hoặc ở một bàn thiên trước ngõ... mặc nhiên xác nhận rằng dù ai tuyên bố thế nào đi nữa thì tận thâm tâm, tất cả chúng ta đều nghĩ và tin rằng sau cái chết phải có một 'cái gì đó' tiếp nối. 'Cái gì đó' là một ẩn số, là một thách thức cho tâm trí con người trải bao thế hệ. Bởi vậy, dù đang sống trong điều kiện tương đối nhiều thuận lợi, dù thân thể vẫn mạnh khỏe, tôi vẫn ý thức rằng con người đang ngồi trên chiếc xe bít bùng của cuộc đời!  Nhận thức nầy khuấy động lòng tôi không thôi...

Lâu nay tôi vẫn sống cuộc sống bình thường như mọi người: còn nhỏ thì lo học hành, trưởng thành ra đời thì lo tích cực làm ăn, cố gắng sao cho hiện tại được đầy đủ và còn tích luỹ cho tương lai nữa. Tôi cho rằng hạnh phúc chỉ có được khi vật chất thật đầy đủ. Tôi đặt kế hoạch cho một năm, cho năm, mười năm sau nữa khi các con tôi khôn lớn, cho tương lai lúc về già... Do đó, tôi tìm mọi cách để có được nhiều tiền, nhiều phương tiện hiện đại cho cuộc sống được 'thoải mái'. Khi khó khăn, tôi ra sức xoay sở; lúc thuận lợi tôi càng cố gắng nhiều hơn, mong có thêm nhiều tiền tích luỹ cho tương lai. "Có tiền mua tiên cũng được mà!"

Cuộc đời tôi cứ thế trôi đi, dần dần tôi nhận ra rằng tiền bạc có thể mua được nhiều thứ nhưng đồng thời cũng có rất nhiều thứ mà tiền bạc không bao giờ mua được.

Điều trước tiên tôi nhận ra là tiền bạc không thể mua được sự sống. Khi dự tang lễ một người nằm xuống đang độ thanh xuân, tôi thấy mình như người khờ dại vì mải lo tính toan, tích luỹ lâu dài mà quên rằng liệu mình sẽ sống hết năm nay không?!  Nếu tôi chết đi, của cải mà tôi lao nhọc dành dụm đó sẽ thuộc về ai?  Liệu con cái tôi có gìn giữ, bảo toàn hay sẽ hoang phí khiến bao công khó của tôi chỉ như công Dã Tràng?!  Và chẳng lẽ cả đời tôi sống chỉ lo tích trữ tiền bạc để rồi chết hay sao???

Điều thứ hai tôi khám phá ra là tiền bạc không thể mua được sự thoả lòng. Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ thoả mãn với những điều mình đang có. Tôi luôn cảm thấy mình chưa bằng ai, luôn thấy mình còn thua sút nhiều người lắm. Được một, tôi muốn có hai, luôn luôn muốn được nhiều hơn nên suốt đời tôi chỉ đeo đuổi các mục tiêu vật chất, sự nghiệp, công danh là những thứ vô cùng tạm bợ, nay còn mai mất; đây cũng là những thứ thường đem lại nhiều buồn lo, đau khổ trong cuộc sống. Tôi từng thấy nhiều gia đình tan nát chỉ vì tiền bạc; nhiều người đánh mất cả danh dự chỉ vì lợi lộc, tham vọng, sắc dục; biết bao người giàu có, thừa mứa vật chất nhưng vẫn sống trong vô vị, chán chường!  Chẳng lẽ tôi sống ở đời chỉ để đeo đuổi một mục đích tầm thường, phù du như vậy?!  Và để rồi... chết?

Đã đến lúc tôi thấy cần đặt lại vấn đề, phải chọn cho đời mình một hướng đi đúng đắn với ước mong cuộc sống trên đất của tôi có một ý nghĩa đích thực, để rồi khi tôi nhắm mắt tắt hơi, 'bến đỗ' đời tôi sẽ đúng là nơi tôi hằng mong mỏi được đến.

Tôi bắt đầu quan tâm đến tôn giáo vì tôi tin rằng tôn giáo mới giải quyết được những nan đề cho con người, đặc biệt trong lãnh vực tinh thần, tâm linh.

"Đường nào rồi cũng dẫn đến La Mã!"  Đạo nào cũng khuyên dạy con người làm lành tránh dữ mà thôi. Với quan điểm đó, tôi đã tìm hiểu một số tôn giáo và nhận thấy rằng hầu hết các tôn giáo dù xuất phát từ những vùng địa lý và vào những thời điểm khác nhau nhưng những nét căn bản lại gần như giống nhau nên tôi - cũng như nhiều người khác - kết luận: "Đạo nào cũng là Đạo."

GIÁO CHỦ ĐÁNG KÍNH

Nói đến tôn giáo, người đầu tiên tôi nghĩ đến là người sáng lập, là vị giáo chủ. Phần lớn các vị đều là những người đáng kính phục; vị nào cũng có một tiểu sử đặc biệt khác người. Dù sống trong các thời đại khác nhau, nơi chốn khác nhau, nhưng ai nấy đều có một điểm chung nổi bật, đó là thông minh, tài trí hơn người, là những bậc vĩ nhân xuất chúng. Hầu hết các vị ấy đều dày công tu luyện và sau một thời gian nghiên cứu, suy ngẫm, thuyết giảng, huấn luyện môn sinh, khi đã nhắm mắt tắt hơi, ngoài di hài hoặc xá lợi..., các vị ấy còn để lại cho đời sau những giáo huấn và gương tu luyện của mình. Đọc tiểu sử các giáo chủ, trong tôi dậy lên một niềm thán phục vô biên về việc xuất thế dấn thân của họ và tôi nghĩ, ước gì Trời cho các vị ấy được sống mãi đến ngày nay để tôi được gặp mặt tỏ lòng ngưỡng mộ thì sung sướng lắm thay.

THỬ TỰ CỨU MÌNH

"Hãy tự cứu mình trước khi Trời cứu."  Tôi hoàn toàn đồng ý với phương châm nầy. Trong cuộc sống thường ngày, tôi phải chật vật, tận lực để kiếm miếng cơm manh áo, không thể nằm chờ sung rụng. Tôi lý luận, trong lãnh vực tâm linh cũng vậy, để được cứu rỗi linh hồn, cần phải nỗ lực bản thân.

Nhìn chung các tôn giáo mà tôi biết, có nhiều khác biệt về nguồn gốc, hình thức, lễ nghi nhưng những điểm căn bản thì giống nhau, gần như đều có cùng một mẫu số chung là khuyên dạy con người làm lành tránh dữ và tu luyện để tự cứu. Tôi chấp nhận mọi tôn giáo vì cho rằng Đạo nào cũng là Đạo, miễn 'có đạo' là tốt rồi; mỗi người đi một con đường nhưng cuối cùng cũng về đích chung thôi.

Tu thân tích đức, ăn hiền ở lành, làm phước bố thí... là những phương cách căn bản mà các tôn giáo đề ra cho con người tự cứu mình. Cần phải tu trì và tích luỹ công đức, công đức càng dày thì càng hy vọng gần với sự cứu rỗi. Vì vậy, dù vẫn mưu sinh bình thường nhưng tôi bắt đầu quan tâm đến cách sống của mình hơn, tôi cố gắng ăn ở ngay lành trước mặt mọi người, dành ra thì giờ tham gia công tác từ thiện, góp công, góp của nhằm tạo công đức cho mai sau. Điều nầy thật khó vì tôi vẫn thường xuyên phạm sai lầm, nhưng tôi tin là trong tôi có một năng lực lớn, chỉ tại tôi chưa biết khai thác nguồn năng lực đó như các vị giáo chủ thôi. Tôi cũng tự cổ vũ bản thân: sai thì sửa, cứ cố gắng không ngừng, với quyết tâm, nỗ lực ắt sẽ thành công. Đối với tôi, điều quan trọng không phải là theo Đạo nào nhưng tôi đã tích luỹ công đức được bao nhiêu vì nền tảng để được cứu rỗi của hầu hết các tôn giáo là công đức bản thân. Đạo nào cũng là Đạo, đủ công đức cuối cùng cũng sẽ gặp nhau. Tuy nhiên có một điều khiến tôi băn khoăn là bao nhiêu công đức mới đủ? Và điều tốt tôi làm có đúng theo tiêu chuẩn được đánh giá là tốt hay chưa? Dù sao tôi cũng cứ cố gắng.

Một tín hữu Tin Lành giới thiệu với tôi câu Kinh Thánh nầy khiến tôi vừa bất bình, vừa xốn xang trong lòng: "Việc lành của loài người chỉ như chiếc áo bẩn trước mặt Thượng Đế mà thôi". Tôi bất bình vì dù ít dù nhiều thì việc đạo đức tốt lành của con người cũng có giá trị chứ! 

Thế rồi một hôm tôi gặp anh bạn đã tốt nghiệp Cử nhân Anh văn. Tôi nói: "Anh sang Mỹ hẳn dễ dàng, thuận lợi lắm vì đã giỏi tiếng Anh rồi". Nhưng thật bất ngờ, anh trả lời nếu so với một em học sinh tiểu học, về đàm thoại hoặc phát âm hoặc nghe xướng ngôn viên truyền thanh, truyền hình đọc các bản tin thì anh vẫn đã thua xa, huống chi nếu phải đứng trước một vị giáo sư ngôn ngữ hoặc giáo sư văn chương người bản địa thì anh chẳng có gì đáng tự hào, dù ở Việt Nam anh có thể làm thầy! Và đó là sự thực.

Tôi chợt hiểu, giá trị của một sự việc phải được thẩm định căn cứ trên một tiêu chuẩn nào đó. Với tiêu chuẩn tiểu học, nếu học sinh tiểu học giải được phương trình bậc hai thì đó là thiên tài, là thần đồng, nhưng với tiêu chuẩn đại học, đó chỉ là một việc tầm thường không đáng nói tới.

Đối với tiêu chuẩn loài người, nếu tôi có nếp sống đạo đức, nhiều năm tu trì... có thể tôi là bậc cao trọng đáng kính, nhưng đặt bên cạnh tiêu chuẩn của Thượng Đế Chí Cao, Toàn Thánh Toàn Thiện thì liệu tôi có gì đáng để khoe khoang chăng?  Ấy là chưa kể theo luật công bằng thường tình, nếu làm tốt được ghi công đức thì ngược lại, lúc sai phạm, tội lỗi thì phải phạt; và chỉ cần xét theo luật nầy thôi, tôi chợt thấy đáp số âm thê thảm của đời tôi, chẳng còn lại gì để tự hào với Thượng Đế cả!

Tôi nhớ đến câu chuyện, có một người kia lấy hai cái hũ; hễ khi nào làm một việc tốt thì bỏ một hột đậu trắng vào hũ nầy, ngược lại khi làm một việc xấu thì bỏ một hột đậu đen vào hũ kia. Chẳng bao lâu sau, người ấy sững sờ vì hũ đậu đen đã đầy tới miệng, còn hũ đậu trắng chẳng được bao nhiêu!

Thành thực đánh giá việc làm của mình như người ấy thật đáng trân trọng, nhưng cũng chỉ mới đánh giá trên việc làm thấy được, ở mặt nổi mà thôi; muốn thẩm định đúng mức, thì phải xét xem động cơ nào thúc đẩy ta làm việc-gọi-là-tốt đó. Nếu tra xét kỹ càng những tư tưởng thầm kín cùng mục đích sâu xa việc-gọi-là-tốt ấy thì sẽ thế nào nhỉ?!

Tôi chân thành nhìn lại đời mình, từ khi còn là một em bé, tôi đã có biết bao tư tưởng hay hành động tội lỗi như ích kỷ, tham lam, đố kỵ, dối trá, không vâng lời... "Nhân vô thập toàn", tôi thường dùng kết luận như vậy để biện minh cho những tội lỗi, sai phạm của mình, đồng thời tôi cũng gắng sức sống tốt mong đạt mức toàn hảo trọn vẹn; thế nên tâm hồn hết sức căng thẳng vì tôi đang mâu thuẫn với chính mình. Mặc dù ngoài mặt tôi vẫn tỏ vẻ an nhiên tự tại nhưng tâm trạng tôi bất an. Lúc ấy, nếu có ai hỏi tôi: Bạn có chắc rằng sau khi qua đời linh hồn bạn được cứu rỗi, được siêu thoát không? Đương nhiên là tôi sẽ trả lời: Không biết! Chiếc xe cuộc đời đang tiến trên đường tìm nơi đỗ, nhưng tôi không biết 'bến đỗ' là bến nào!!!  Tôi sẽ về đâu?

BƯỚC NGOẶT QUAN TRỌNG NHẤT

Trong nhiều năm, tôi cứ nỗ lực tu dưỡng, tích góp công đức, tưởng rằng mình đang tiến trên con đường cứu rỗi và sẽ đạt đến đích... cho đến một ngày kia, ngày đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất đời tôi: Sau một thời gian tìm hiểu Tin Lành: tôi đã gặp được Chúa Giê-xu. Và mọi quan điểm trước đây của tôi hoàn toàn đổ vỡ.

ĐẤNG ĐANG SỐNG

Điều lạ lùng đầu tiên tôi khám phá được là có một vị giáo chủ vẫn đang sống! Một giáo chủ không để lại hài cốt hoặc bất cứ chút gì của thể xác mình trong phần mộ, đó là Chúa Giê-xu. Thoạt đầu, lý trí tôi không thể nào tin được một người đã chết với những thương tích khủng khiếp từ đầu cho đến bàn chân trên thân thể, đã chôn, lại được canh giữ chặt chẽ mà ba ngày sau đó có thể sống lại ra khỏi mồ đi đây đó, ăn uống, gặp gỡ nhiều người. Tôi dành thì giờ tìm hiểu về cuộc đời, những lời nói, việc làm, cái chết và nhất là về sự sống lại của Chúa Giê-xu. Càng tìm hiểu, tôi càng ngạc nhiên vì hàng trăm chi tiết về sự giáng sinh làm người, cách thức, nơi chốn, xứ sở Ngài sinh ra... những việc kỳ diệu Ngài làm, những khổ nạn Ngài chịu và sự phục sinh của Ngài... đều đã được nhiều tiên tri báo trước từ nhiều thế kỷ trước. Và tôi phải thừa nhận đây là một sự kiện lịch sử vô tiền khoáng hậu mà chưa hề có sử gia nào nêu được dẫn chứng cụ thể để phản bác. Ngay cả những người chống đối đạo Chúa rất quyết liệt vẫn phải công nhận sự kiện sống lại của Chúa Giê-xu.

Tôi biết hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều theo Cơ Đốc giáo. Với nền văn minh, sự tiến bộ không ngừng về khoa học kỹ thuật, của khoa khảo cổ... các nhà khoa học đã cẩn thận tìm tòi, đào bới, nhưng không ai tìm ra bất kỳ bằng cớ nào chứng minh được rằng Chúa Giê-xu không sống lại. Ngược lại, càng tìm tòi thì càng khám phá sự chính xác của những điều Kinh Thánh đề cập đến. Chỉ cần tìm ra một sai lầm nhỏ, một chút giả ngụy nào đó cũng đủ khiến Cơ Đốc giáo sụp đổ hoàn toàn, vì nền tảng cho niềm tin của Cơ Đốc giáo chính là sự sống lại của Chúa Giê-xu.

Tôi đã vui mừng tiếp nhận Chúa Giê-xu trong một mùa Lễ Phục Sinh, vì tin rằng Chúa Giê-xu sống lại chứng tỏ Ngài là Thượng Đế làm người. Thượng Đế là Đấng cầm quyền trên sự sống, sự chết. Ngoài Thượng Đế thì nào ai có thể bẻ gãy chìa khoá của sự chết? Chúa Giê-xu chính là Đấng tôi đang cần, vì Ngài chiến thắng sự chết thì mới có thể ban sự sống cho những ai tin theo Ngài. Chúa Giê-xu phán: "Ta là sự sống lại và Nguồn Sống, người nào tin Ta dù chết rồi cũng sẽ sống. Người đang sống mà tin Ta sẽ được sống vĩnh viễn". Chúa đang nói đến sự sống tâm linh. Tôi hoàn toàn tin cậy Ngài.

MÓN QUÀ KỲ DIỆU

Tôi đọc được những lời lạ lùng sau đây trong Kinh Thánh: "Đang khi chúng ta bó tay tuyệt vọng, Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến đúng lúc để chết thay cho chúng ta là người tội lỗi xấu xa. Vì Thượng Đế yêu thương nhân loại đến nỗi hy sinh Chúa Cứu Thế Giê-xu, để tất cả những ai tin nhận Ngài đều không bị hư vong nhưng được sự sống vĩnh cửu".

Tôi không thể ngờ Thượng Đế yêu tôi đến như vậy. Trong lúc tôi tuyệt vọng vì vô phương tự cứu thì Chúa Giê-xu đã đến để chết thay tội lỗi của tôi! Thượng Đế không đòi hỏi tôi phải làm một điều gì đó mà chỉ đòi hỏi tôi tin và nhận Ngài là Cứu Chúa thôi. Chỉ cần công nhận tôi là người có tội, tin Chúa Giê-xu đã chết thay cho tôi và bằng lòng tiếp nhận Chúa Giê-xu là tôi được cứu linh hồn và được sự sống vĩnh cửu như lời Ngài hứa mà Kinh Thánh ghi lại đó. Đơn giản vậy sao?  Khi tôi đang phân vân thì câu chuyện ví sánh sau đây giúp tôi được sáng tỏ: Giả sử chủ nhân một ngôi nhà chọc trời thông báo rộng rãi cho mọi người rằng ông cho phép và hoan nghênh bất kỳ ai muốn phóng tầm mắt mình từ sân thượng toà nhà đó để tận hưởng toàn cảnh kỳ vĩ tuyệt đẹp không những hoàn toàn miễn phí mà người ấy còn được nhận một huy hiệu độc đáo rất giá trị của chủ nhân toà nhà nữa, nhưng với một điều kiện: mỗi người chỉ có ba mươi phút để lên tới sân thượng. Giả sử có thêm một thông báo: “Nếu muốn thì vào trong chiếc thang máy nầy, chỉ cần bấm nút thôi, không làm gì thêm cả, bạn sẽ đạt được ước mơ”. Những người chưa bao giờ biết đến thang máy sẽ cho rằng lời kêu gọi đó thật ngớ ngẩn, điên rồ, ai lại đặt lòng tin vào một cái hộp kín mít như vậy? Vô lý! Đáng nghi ngờ lắm! Tự mình không leo, không bước, làm sao có thể lên cao? Dù mạnh hay yếu, ai cũng có chút năng lực mà... v.v... và v.v... Vì vậy quyết định có vẻ hợp lý nhất là cố gắng hết sức mình, quyết tâm, bền lòng bền chí sẽ đạt được ước mơ. Nhiều người bắt đầu vào cuộc. Người nầy là vận động viên điền kinh, nhảy một lúc hai ba bậc thang; người kia còn trẻ, khoẻ nên chạy thay vì đi; người nọ yếu hơn, cứ kiên trì bước từng nấc thang... Rồi ba mươi phút trôi qua, kết quả thế nào? Phải chăng chỉ thấy những người đang mệt nhoài, thở dốc, gục ngã hay bỏ cuộc trên các bậc thang?

Trước kia, bản thân tôi đã cố gắng bởi sức mình để leo lên những nấc thang cứu rỗi. Tôi cũng tự hào vì đã đạt được một số thành tích đáng kể so với người khác: năm tầng, mười tầng... trăm tầng..., nhưng so với chuẩn mực toàn hảo tuyệt đối của Thiên Đàng, của Đức Chúa Trời thì cho đến khi tôi nhắm mắt tắt hơi, Thiên Đàng vẫn tít tắp diệu vợi!!!

Chúa Giê-xu đã đến thế gian, làm xong sự chuộc tội cho nhân loại trên cây thập tự - có thể tạm ví như chiếc thang máy kia, đã lắp đặt xong rồi. Con người tội lỗi bất toàn, bất năng, bất lực chỉ cần làm một việc duy nhất là tin nơi Ngài. Tin cậy và tiếp nhận Chúa Giê-xu giống như tin cậy để bước vào chiếc thang máy chứ không cần công sức nào của mình. Trong nháy mắt tôi đã đến sân thượng, tức là tin nhận Chúa Giê-xu thì Thiên Đàng và sự sống vĩnh cửu là quà tặng, là sự ban cho của Thượng Đế; một món quà vô cùng kỳ diệu, không lời nào tả xiết. Tôi đã cúi đầu cảm tạ tình yêu của Thượng Đế và tiếp nhận Chúa Giê-xu.

CHÚA SỐNG TRONG TÔI

Trước đây nhờ giáo dục của gia đình và học đường, đồng thời ảnh hưởng những lời dạy của các tôn giáo, tôi đã phần nào phân biệt được đúng sai, lành dữ. Tôi luôn cố gắng sống đạo đức, yêu thương nhưng có một sự thực đáng buồn là giữa nhận thức và hành động, giữa điều tôi muốn và việc tôi làm không phải lúc nào cũng ăn khớp nhau. Tôi biết nói dối là tội, tôi rất muốn sống thành thật, ngay thẳng, nhưng tôi vẫn dối trá biết bao lần không đếm xuể. Tôi biết giận dữ là sai, tôi rất muốn sống nhu mì, hiền hoà, nhưng khi cơn giận nổi lên tôi vẫn không kiềm chế được. Tôi biết tham lam là tội nhưng thật khó mà thoả mãn với những gì tôi đang có, luôn luôn muốn được nhiều hơn, nên cứ so đo, kèn cựa, ganh tị với bè bạn, láng giềng. Con người bất toàn tội lỗi trong tôi không cho phép tôi làm điều tốt tôi muốn, còn điều xấu tôi không muốn thì cứ tái phạm hoài!!

Cảm tạ Chúa Giê-xu, khi tôi tiếp nhận Ngài thì tôi được liên hiệp làm một với Ngài là Đấng Sống. Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự, thì con người cũ, con người xấu xa tội lỗi của tôi cũng bị xử tử theo tại đó rồi. Chúa sống lại, tôi cũng được cùng sống với Ngài bằng con người mới, con người có Chúa ở cùng. Tôi bắt đầu một đời sống mới, không phải là tôi sống nữa nhưng Chúa Giê-xu sống trong tôi. Tay tôi Chúa sử dụng, chân tôi Chúa bước đi, miệng tôi Chúa nói năng, trí tôi Chúa suy nghĩ... Tôi không làm được điều mình muốn nhưng Chúa Giê-xu làm được và Ngài sẵn sàng làm qua tôi khi tôi dâng trọn đời sống tôi cho Ngài cai quản, hướng dẫn vì Ngài là Đấng Sống, là Thượng Đế quyền năng nên chỉ mình Ngài mới có thể ban quyền năng và sức sống cho tôi và cho tất cả những ai bằng lòng tin nhận Ngài để sống một cuộc đời đắc thắng. Những khi tôi vấp ngã, tôi ăn năn với Chúa, Ngài tha thứ cho tôi và vực tôi đứng dậy tiếp tục bước đi trong cuộc đời. Cuộc sống thật tuyệt vời khi có Chúa Giê-xu.

SỐNG THOẢ LÒNG

Đạo nào cũng đề cập đến những ý niệm thưởng phạt, vì đây là luật công bình. Trước đây, khi nghĩ đến thưởng phạt, tôi cảm thấy lo âu về những bất toàn, lầm lỡ, sai trái, tội lỗi của tôi trong quá khứ, xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm, không làm chủ được mình, từ việc đặt ưu tiên là chính mình và gia đình mình... Tôi luôn có những sai phạm với chính mình, với người khác và với Đấng Tạo Hoá; vài việc nhỏ tôi có thể quên đi nhưng vẫn còn nhiều việc còn hằn sâu vào ký ức cứ khuấy động lương tâm tôi, khiến tôi ân hận, ray rứt vô cùng mỗi khi nhớ lại. Dù luật pháp không hề có điều khoản nào kết án 'tình trạng tội lỗi' nhưng sâu thẳm trong lòng tôi, tôi biết mình đã bị lên án. Học thức, tiền bạc, tiện nghi vật chất, tu dưỡng công đức... đều bó tay; không một điều gì, không một ai có thể giúp tôi giải quyết tình trạng tội lỗi của tôi được.

Nhưng thật vui mừng vì Chúa Giê-xu đã giúp tôi giải quyết nan đề trên bằng cách chính Ngài mang lấy tất cả tội lỗi tôi, chịu hình phạt thay thế cho tôi -và cho những ai bằng lòng tin Ngài- Chúa Giê-xu đã từng tuyên bố: Mục đích của Ngài đến thế gian là tìm và cứu con người ra khỏi vòng kiềm toả của tội lỗi bằng sự chết của Ngài. Nếu Ngài chết luôn như tất cả mọi người thì khó tin được giá trị chuộc tội của sự chết đó. Nhưng sự kiện lịch sử Chúa Giê-xu sống lại là bằng cớ hùng hồn nhất để tôi tin rằng Ngài đã chết thế cho tôi. Những tội lỗi mà trước đây tôi tìm phương tự giải thoát thì nay đã được bôi xoá: tôi được tha thứ hoàn toàn khi tin vào sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu.

Đấng Sống lại còn ban Thánh Linh để giúp tôi hiểu ý muốn Đấng tạo dựng nên tôi. Qua lời Kinh Thánh, tôi biết phải sống thế nào cho đúng với ý muốn của Thượng Đế. Không một người con nào được gọi là hiếu thảo nếu không sống theo ý muốn tốt lành của cha mẹ. Trước đây tôi như đứa con hoang đàng, phản nghịch Cha Thánh, nay nhờ Chúa Giê-xu, Thượng Đế đã tha thứ cho tôi, nhận tôi làm con Ngài, lại bày tỏ cho tôi ý muốn Ngài và ban năng lực cho tôi thực hiện được nữa. Cuộc sống mới của tôi có ý nghĩa và được vui thoả vì tôi đã sống đúng theo ý muốn Cha Thiên Thượng.

Chúa yêu tôi, Ngài luôn ban mọi điều tốt nhất cho tôi - không nhất thiết luôn luôn đúng theo ý của tôi - Dù gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống, tôi vẫn cảm biết bàn tay chăm sóc của Ngài, như người cha yêu con cho con uống thuốc đắng để được lành bệnh. Tôi thoả lòng bước đi trong nghịch cảnh vì tin tưởng vào Tình Yêu của Ngài đối với tôi.

Tôi sống vui vì đang ngồi trên chiếc xe cuộc đời với Ngài, có Kinh Thánh là Lời Ngài soi đường dẫn lối, được tâm giao, trò chuyện cùng Ngài bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và trong tình trạng nào. Tôi biết 'bến đỗ' của tôi là nơi Chúa ngự, là Thiên Đàng vinh hiển đời đời, có Chúa Giê-xu đang dang tay chờ đón tôi, người con được Ngài yêu. Đây cũng là động cơ giúp tôi theo đuổi một cuộc sống cao đẹp, hướng thượng trong những ngày trên đất nầy. Cảm tạ Chúa Giê-xu đã và đang tiếp tục thực hiện trong tôi lời Ngài phán hứa: "Ta đã đến để các con được sống và được sự sống dư dật".

CÙNG BẠN ĐỌC

Tôi nhớ lúc còn nhỏ có đọc quyển hồi ký 'Papillon, Người Tù Khổ Sai' của Henri Charrière, trong đó có đoạn kể chuyện hai tù nhân trên chặng đường vượt ngục. Bỗng một người phát hiện mình bị lọt xuống một vùng sình lầy cát lún; sình thì bám chặt đến độ không rút chân lên được, cát lại lún lôi anh xuống dần! Ban đầu người ấy cố gắng vùng vẫy mong ra khỏi vũng sình lún đó, nhưng càng vùng vẫy, anh càng lún mau hơn, sâu hơn. Anh hoảng sợ, đứng yên; tuy mức lún dần có chậm hơn trước nhưng sức nặng của thân thể vẫn lôi anh xuống từ từ... từ từ... Câu chuyện mô tả vẻ mặt tuyệt vọng, hãi hùng của nạn nhân và cảm giác lặng người khiếp đảm, bất lực trước cái chết của người bạn đồng hành. Câu chuyện ghi lại cảnh bi thảm, tiếng kêu la tắt lịm khi nạn nhân bị lún chìm đến mũi, chỉ còn lại ánh mắt kinh hoàng, rồi... trên mặt sình chỉ còn thấy những sợi tóc bay bay và...!!!

Câu chuyện bi thương trên khiến tôi liên tưởng đến thân phận con người trong cõi nhân sinh. Ai nấy đều đang lún trong vũng sình lầy tội lỗi. Người thì đang vùng vẫy tưởng có thể tự cứu mình; người thì lo nghiên cứu và chỉ dẫn người khác các phương pháp tự cứu; một số người không cần quan tâm đến, chỉ lo bắt ốc mò cua; một số khác lại thờ ơ bất chấp điều gì đang xảy đến... nhưng dù thế nào đi nữa, hoặc nhanh hoặc từ từ, mỗi người vẫn đang lún xuống.

Mọi người đều ở trong tình trạng như mình, ai có thể cứu mình?

Bạn thân mến,

Tôi không giới thiệu cho bạn một tôn giáo vì tôn giáo không cứu được ai.
Tôi không giới thiệu một phương thức tu luyện vì không ai có thể tự cứu mình.
Tôi không giới thiệu bạn đến với con người vì người không thể cứu người.

Tôi xin giới thiệu Chúa Cứu Thế Giê-xu cho bạn vì Ngài là Đấng vượt khỏi con người, Đấng đứng bên ngoài vũng sình tội lỗi, là Thượng Đế hằng sống, Đấng vô tội, đầy quyền năng và yêu thương con người đến nỗi đã giáng thế làm người, chịu chết thay cho tội lỗi của chúng ta, đã chết thay cho bạn và tôi, cũng đã sống lại để ban sự sống cho mọi người tin Ngài.

Kinh Thánh bày tỏ: "Đang khi chúng ta còn là người tội lỗi thì Chúa Cứu Thế Giê-xu vì chúng ta mà chịu chết". Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất có thể cứu chúng ta. Ngài đang đưa tay ra, chờ đón những ai bằng lòng nắm lấy tay Ngài để Ngài kéo lên khỏi vũng bùn sình tội lỗi.

Bây giờ tôi không còn lo lắng cho cuộc đời mình nữa. Những tháng ngày sống trên cõi đời, tôi sống với Chúa. Chúa ngự trong tôi, sống với tôi trong từng sinh hoạt thường ngày. Tôi thật sự tìm được mục đích và ý nghĩa của cuộc đời. Khi lìa đời, tôi biết tôi về đâu, 'bến đỗ' là bến nào, đó là Thiên Đàng, nơi tôi được mặt-gặp-mặt và sống với Chúa tôi đời đời.

Khi đến với Chúa Giê-xu tôi đã nhận ra rằng: "Không phải Đạo nào cũng là Đạo". Chúa Giê-xu đã cứu tôi. Ngài cũng đang chờ để cứu bạn. Chúa Giê-xu luôn mở rộng vòng tay tiếp đón bạn. Ước mong bạn sớm có một quyết định cho cuộc đời, cho linh hồn mình trước khi quá muộn.

Để mời Chúa ngự vào lòng, bạn chỉ cần thành tâm thưa với Ngài mấy lời, đại ý như sau:

'Kính lạy Thượng Đế là Đấng tạo dựng nên con, lâu nay con sống theo ý của con và không tôn thờ Ngài. Giờ đây, con vui mừng cảm tạ Ngài vì Ngài đã yêu thương con, đã ban Chúa Giê-xu giáng thế làm người, chịu chết thay tội lỗi của con; con bằng lòng tin và tiếp nhận Ngài. Xin Chúa tha tội cho con, ngự vào lòng con và nhận con làm con của Ngài. Xin Chúa giúp con sống theo Lời Ngài để đời con thoả vui và có ý nghĩa, con cảm tạ Ngài. Con thành tâm cầu nguyện, nhân danh Chúa Giê-xu. A-men.' (*)

----------------------------
(*) A-men có nghĩa là 'thành tâm nguyện ước như vậy'.


Nguồn: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam - Miền Nam