Một
thương gia giàu có, muốn gởi con trai mình vào một trường danh tiếng, nhưng khi
nhìn thấy chương trình học, ông lắc đầu, hỏi ông hiệu trưởng: - “Con tôi phải
học tất cả những môn nầy sao? Các ông có thể soạn một chương trình ngắn hơn
không? Tôi muốn con tôi phải tốt nghiệp trong thời gian ngắn nhất, sớm chừng
nào tốt chừng đó!” Ông hiệu trưởng đáp: - “Thưa ông, điều đó tùy thuộc vào việc
ông muốn con ông trở thành gì: Một cây sồi hay một cây mướp! Để có được một cây
sồi, cần tới 20 năm, và để có một cây mướp chỉ cần 2 tháng là đủ!”
Thế
giới mà chúng ta đang sống, cái gì cũng nhanh! Vậy mà con người vẫn muốn mọi
thứ phải nhanh hơn nữa! Người ta nôn nóng sự thành đạt! Nhưng tất cả mọi thứ
đều nhanh hơn phỏng có ích gì, nếu chính nó phá vỡ một điều vô cùng quan trọng:
Nhân cách con người! Đức Chúa Trời đã rèn luyện những tôi tớ của Ngài bằng
nhiều phương cách, song dù phương cách nào chăng nữa, thời gian vẫn là yếu tố
quan trọng để đạt được sự hoàn thiện. Nô-ê miệt mài giảng đạo dưới áp lực của
sự chế nhạo ngót 120 năm. Gia-cốp vừa gặt lấy hậu quả của sự gian dối, vừa học
tập cuộc sống khiêm nhường suốt 20 năm phục vụ cho La-ban. Môi-se tưởng những
năm tháng của trường Quân sự Ai Cập là có thể trở thành người lãnh đạo, song
ông phải tiếp tục học 40 năm chăn chiên để có thể ứng dụng cho sự chăn dẫn bầy
chiên của Đức Chúa Trời. Đa-vít dù đã được xức dầu làm vua đương khi Sau-lơ còn
cầm quyền, song vẫn được rèn luyện một cách nghiệt ngã nhiều năm như một kẻ
trốn chạy.
Để
trở thành người hữu ích cho Chúa, cho xã hội, hãy chấp nhận một kỷ luật trong
rèn luyện, mà trên tất cả, là sự tu chỉnh đức hạnh.
"Vậy nên, về phần anh em phải gắng hết
sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho nhơn đức sự học thức, … tiết độ
… nhịn nhục … tin kính … tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh
em lòng yêu mến."
(2 Phi-e-rơ 1:5-7)
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét